Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Thuốc Đông y điều trị viêm phế quản

Trong thời tiết mùa đông, nhiệt độ trong ngày chênh lệch lớn, nóng lạnh thay đổi đột ngột khiến mọi người, đặc biệt là trẻ em và người già yếu dễ mắc viêm phế quản. Câu hỏi mà nhiều độc giả quan tâm là điều trị bằng YHCT có mang lại hiệu quả với bệnh viêm phế quản hay không khi mà việc lạm dụng kháng sinh tại nước ta đang gia tăng và nhiều cảnh báo nguy cơ kháng thuốc? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các phương pháp của YHCT trong điều trị viêm phế quản. Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Căn nguyên gây viêm phế quản thường là do virut, vi khuẩn. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Theo YHCT, viêm phế quản thuộc phạm vi chứng “khái thấu” và “đàm ẩm”. Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh bên ngoài chủ yếu do cảm thụ phải tà khí của lục dâm như ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt. Những yếu tố này làm cho phế khí bị ngưng trệ, mất t
Các bài đăng gần đây

Ngũ vị và chiêm nghiệm cuộc đời

Người xưa tin rằng, ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người. Chính vì thế, nếu dinh dưỡng cân bằng được ngũ vị, sẽ đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, ngũ tạng được bồi bổ, sức khỏe dài lâu. Tác dụng của các vị Đông Y cho rằng, ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau: vị chua thuộc Mộc vào tạng Can, vị cay thuộc Kim vào tạng Phế, vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận, vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ, vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm. Chuộng vị nào sẽ bổ cho tạng đó. Để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động tốt, người ta có thể “bổ” chúng bằng các vị. Mỗi cơ quan tương ứng với một vị. Bằng cách áp dụng tương sinh và tương khắc, ta có thể rút ra được: Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa). Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim). Vị cay đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc). Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm

Bài thuốc chữa bệnh goute

Bệnh goute (gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa và tăng lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp. Theo Y học cổ truyền, bệnh gút gọi là “thống phong”, thuộc chứng tý. Nguyên nhân do phong, hàn và thấp làm ảnh hưởng đến công năng của can, thận và tỳ gây khí trệ huyết ứ và đàm trọc ách trở sinh bệnh. Sau đây là một số thuốc trị bệnh theo các thể: Thể phong thấp nhiệt: người bệnh đau khớp đột ngột, thường vào lúc nửa đêm, có khi phát sốt. Tại chỗ khớp: sưng nóng đỏ đau; lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác. Phép chữa là thanh nhiệt trừ thấp, tiết trọc thông lạc. Dùng bài Thanh trọc thống tý thang: nhẫn đông đằng 30g, hoàng bá 15g, ý dĩ 24g, thổ phục linh 24g, huyền sâm 16g, đương quy 12g, một dược 10g, ngưu tất 12g, phòng kỷ 12g, tần giao 12g, thất diệp 24g. Sắc uống. Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá và lắng đọng các tinh thể acid uric ở khớp. Đông y gọi là bệnh thống phong. Thể khí trệ trọc ứ: khớp sưng đau khiến người bệnh không đi lại được, hay tái phát, bệnh kéo dài dai dẳng,

Dược thiện phòng, trị táo bón

Táo bón thường gặp ở tất cả các lứa tuổi, đặc biệt là người già. Mặt khác, thời tiết hanh khô làm đẩy nhanh quá trình mất nước của cơ thể, dẫn đến táo bón. Nếu không chữa trị sớm, táo bón sẽ gây nhiều biến chứng. Để tránh táo bón, có thể dùng các món ăn - thuốc Đông dược đơn giản, dễ kiếm cũng có hiệu quả cao. Cháo hà thủ ô, táo đỏ: hà thủ ô 30g, táo đỏ 3 quả, đường phèn 30g, gạo lức 100g. Hà thủ ô cho vào nồi đất, đổ nước vừa đủ, nấu cô đặc lấy nước, bỏ bã, cho gạo đã vo sạch và táo đỏ vào nồi, thêm nước, đun to lửa cho sôi rồi nhỏ lửa nấu đến khi được cháo loãng. Ngày ăn 2 lần. Trị táo bón, đại tiện khó, người già bị tăng huyết áp. ​Cháo hà thủ ô táo đỏ trị táo bón, đại tiện khó. Cháo hoa đào: cánh hoa đào tươi 4g (khô 2g), gạo lức 100g. Gạo đãi sạch cho vào nồi, đổ nước nấu cháo loãng, cháo chín cho cánh hoa đào vào đun qua là được. Ngày ăn 2 lần. Trị tràng vị nhiệt, táo bón. Cháo khoai lang: khoai lang 250g, gạo lức 200g. Khoai rửa sạch, cắt miếng cho cùng gạo đãi sạch vào nồi, nướ

Hồng táo bổ khí, dưỡng huyết

Hồng táo là quả phơi hay sấy khô của cây táo tàu. Hồng táo có màu đỏ để phân biệt với loại táo màu đen gọi là đại táo. Trong Thần nông bản thảo kinh nói: “Cửu phục khinh thân diên niên”, có nghĩa là ăn táo nhiều làm cho cơ thể thanh thoát, khỏe mạnh sống lâu. Dưới đây xin giới thiệu một số bài thuốc, món ăn có sử dụng hồng táo. Hồng táo hầm thịt thỏ: Hồng táo 15 quả, thịt thỏ 200g. Cho hồng táo, thịt thỏ vào nồi hầm chín, cũng có thể cho vào nồi đất hầm nhừ, cho gia vị vừa đủ rồi ăn. Tác dụng: bổ khí dưỡng huyết, thích hợp với người mắc bệnh ban xuất huyết chảy máu. Hồng táo hầm thịt thỏ. Cháo dưỡng tâm: Nhân sâm 10g, hồng táo 10 quả, mạch đông 10g, gạo nếp 100g, phục thần 10g, đường đen vừa đủ. Cho sâm, táo, mạch đông, phục thần vào nồi nấu lấy nước, cho gạo nếp vào nấu thành cháo sau đó cho lượng đường đen vừa đủ là được. Tác dụng: dưỡng huyết bổ tim, thích hợp với người bị suy lao do tâm huyết hư. Cháo đan sâm: Đan sâm 30g, gạo nếp 50g, hồng táo 3 quả, đường đỏ 50g. Đan sâm cho nước

Tác dụng chữa bệnh ít biết của trứng gà

Trứng gà là một món ăn bổ dưỡng, được sử dụng thường xuyên của mọi người, mọi gia đình. Trứng gà giàu vitamin A, D, E, B1, B6, B12; canxi, mangiê, sắt, kẽm... và nhiều loại acid amin cần thiết cho hệ miễn dịch. Lòng đỏ trứng rất tốt đối với đại não, với hệ thần kinh. Lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp. Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do tăng cholesterol. Dưới đây là một số món ăn thuốc từ trứng gà. ​Trứng gà nấu ngải cứu, gừng tươi bổ huyết điều kinh, tốt cho phụ nữ kinh nguyệt không đều. Sốt ho lâu ngày: trứng gà 2 quả, mật ong 60g. Mật ong cho thêm ít nước đun sôi, đổ trứng gà vào. Ăn uống ngày 1 lần. Hoặc trứng gà 2 quả, đường phèn 50g. Đường phèn cho 1 bát nước, nấu tan, để nguội. Đập trứng gà vào, đánh tan, cho vài giọt nước gừng tươi vào để ăn. Cảm cúm: trứng gà 2 quả, đường phèn vừa phải. Đường phèn tán nhỏ, cho vào bát đánh đều với t

Bài thuốc phòng trị táo bón

Táo bón là chứng bệnh hay gặp ở người cao tuổi do ngại vận động và hay ăn đồ khô, thức ăn cay nóng…; người ăn ít rau xanh, thiếu chất xơ; trẻ nhỏ ăn sữa bò, phụ nữ sau sinh huyết thiếu; ngoài ra còn gặp ở người có thói quen nhịn đại tiện, do nghề nghiệp, do đi du lịch đường xa…; lạm dụng thuốc xổ, thuốc lợi tiểu, thuốc kháng viêm…; người có bệnh lý đại tràng, trĩ… Sách Hải Thượng Lãn Ông viết: “Chứng đại tiện táo kết có khi vì nóng, vì lạnh, vì khí vì huyết vì phong… nhưng đều là âm huyết khô ráo… Có huyết thì nhuận, thiếu huyết thì táo. Do vậy, phòng trị táo bón ngoài chữa nguyên nhân cần phải dưỡng huyết sinh tân dịch. Sau đây là một số bài thuốc trị theo từng thể Nếu do “nhiệt táo”: thường gặp người vốn nóng nhiệt, hay ăn nhiều đồ cay nóng khiến ruột khô nóng mà táo bón… Biểu hiện đi cầu phân khô cứng, tiểu vàng, người nóng, dùng bài Ma tử nhân hoàn gia vị: ma tử nhân (vừng đen) 12g, hạnh nhân 8g, hậu phác 8g, đại hoàng 6g, chỉ thực 6g, bạch thược 10g. Sắc uống. Nếu do “huyết hư