Chuyển đến nội dung chính

Tắm thuốc ngừa bệnh tật

Trong y học cổ truyền phương Đông, tắm thuốc còn là dược dục liệu pháp, là phương sử dụng thuốc y học cổ truyền và nước để tắm rửa toàn thân hay cục bộ nhằm mục đích phòng chống bệnh tật, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ.

Từ đời Chu (Trung Quốc) đã sử dụng Hương thang dục là một phương thức ngâm tắm cơ thể bằng nước sắc của các vị thuốc có mùi thơm. Đến sau đời Tống, trong dân gian bắt đầu xuất hiện những cơ sở chuyên phục vụ khách hàng bằng cách thức “tắm nước thơm”, từ đó dần dần hình thành một thói quen trong thiên hạ. Chẳng hạn ngày Tết thì tắm bằng nước sắc của 5 dược liệu có hương thơm là lan hương, kinh giới, linh lăng hương, bạch đàn hương và mộc hương. Sau khi tắm bằng loại nước này, toàn thân tỏa mùi thơm phức, tinh thần trở nên phấn chấn, cơ thể có khả năng phòng ngừa tích cực các bệnh lý ngoại cảm trong mùa xuân. Sang tháng hai, cổ nhân khuyên nên lấy cây câu kỷ nấu lấy nước tắm ngâm có công dụng làm cho da dẻ sáng bóng, sắc mặt sáng tươi mà trẻ mãi. Sách Vân cập thất tiên (đời Tống) có viết: “Buổi sớm ngày Lập Xuân sắc ba vị là bạch chỉ, đào bì và thanh mộc hương lấy nước mà tắm thì cơ thể hết sức khỏe mạnh”. Bạch chỉ và thanh mộc hương đều là những thứ thuốc có công dụng phương hương hóa trọc, khu phong trừ thấp rất có lợi cho sức khỏe. Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, cả ba vị thuốc đều có tác dụng kháng khuẩn, tiêu viêm, làm thông thoáng đường hô hấp và dự phòng cảm cúm rất tốt. Đào bì là vỏ của cành và thân đào. Sách Bản thảo cương mục có ghi chép về công dụng “tránh ôn dịch” của đào bì. Y thư Tập toa thuốc dân gian Qúi Châu cũng có ghi về việc lấy cành đào đun nước tắm ngâm có thể trị chứng phong thấp, bôi ngoài da có thể chữa được mụn nhọt.

Dưới đây, xin giới thiệu một số công thức dược dục toàn thân có công dụng bảo kiện, cường thân và dưỡng da để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng trong những ngày xuân:

Bài 1. Đậu xanh 20g, bách hợp 20g, băng phiến 10g, hoạt thạch 30g, bạch phụ tử 30g, bạch chỉ 30g, bạch đàn hương 30g, tùng hương 30g, sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: cải thiện sức khỏe và dưỡng da.

Bài 2. Xương bồ 30g, đậu tương 30g, đậu đỏ 20g, tiểu hồi hương 10g, quán chúng 30g, phòng phong 20g, cúc hoa 30g, hồng hoa 20g, lá sen 30g, kinh giới tươi 30g, gừng tươi 10g, sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: dưỡng da, nâng cao sức khỏe, dự phòng tích cực cảm mạo và các bệnh lý ngoài da.

Bài 3. Rượu gạo 750ml hòa với nước ấm trong bồn rồi tắm ngâm toàn thân trong 20 phút. Công dụng: làm da khỏe và đẹp. Cũng có thể thay rượu gạo bằng bia hoặc rượu vàng với liều lượng gấp ba.

Bài 4. Hoa đào 50g, hoa phù dung 30g, kim ngân hoa 30g, hoa sen 30g, bạch chỉ 30g, xuyên khung 20g, sắc kỹ lấy dịch chiết pha chế thành nước để tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: làm khỏe và đẹp da, dự phòng cảm mạo ngày xuân.

Bài 5. Tỳ bà diệp 50g, cám gạo 50g, vỏ quýt 30g, địa phu tử 30g, tất cả tán vụ, cho vào túi vải rồi ngâm vào bồn chứa nước nóng, sau đó tắm ngâm toàn thân, mỗi ngày 1 lần. Công dụng: làm da khỏe và đẹp, dự phòng các bệnh lý về da.

Ngoài ra, kinh nghiệm dân gian còn dùng 1 cốc dấm chua hoặc một thìa canh mật ong hoặc vắt 2 quả chanh vào nước ấm để tắm ngâm toàn thân nhằm mục đích làm cho da khỏe và đẹp.

Các vị thuốc vào nồi cùng với một lượng nước vừa phải, đun to lửa cho sôi rồi sắc nhỏ lửa chừng 30 phút. Khi tắm, pha thêm nước nóng sao cho nhiệt độ đạt khoảng 37 - 390C, ngâm tắm toàn thân chừng 20 - 30 phút, mỗi ngày một lần. Tuy nhiên, khi thực hành dược dục liệu pháp cần chú ý: những người bị tăng huyết áp, vữa xơ động mạch, suy mạch vành, u mạch máu, suy tim, tiền sử đã bị nhồi máu cơ tim, cơ địa dễ xuất huyết không nên tắm ngâm toàn thân trong dịch thuốc có nhiệt độ trên 39 độ C; phụ nữ trong kỳ kinh và người bị dị ứng với dịch thuốc không nên sử dụng; trước và sau bữa ăn ít nhất 30 phút không nên tắm ngâm toàn thân; trước khi ngủ không nên dược dục toàn thân; chú ý tránh tắm ngâm quá lâu để đề phòng cảm lạnh.

ThS. Khánh Mai

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Thuốc Đông y điều trị viêm phế quản

Trong thời tiết mùa đông, nhiệt độ trong ngày chênh lệch lớn, nóng lạnh thay đổi đột ngột khiến mọi người, đặc biệt là trẻ em và người già yếu dễ mắc viêm phế quản. Câu hỏi mà nhiều độc giả quan tâm là điều trị bằng YHCT có mang lại hiệu quả với bệnh viêm phế quản hay không khi mà việc lạm dụng kháng sinh tại nước ta đang gia tăng và nhiều cảnh báo nguy cơ kháng thuốc? Bài viết này sẽ cung cấp một số thông tin giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về các phương pháp của YHCT trong điều trị viêm phế quản. Bệnh viêm phế quản là tình trạng viêm nhiễm cấp hoặc mạn tính niêm mạc đường thở từ thanh quản trở xuống tới nhu mô phổi. Căn nguyên gây viêm phế quản thường là do virut, vi khuẩn. Đây là bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp thường gặp khi thời tiết chuyển mùa. Theo YHCT, viêm phế quản thuộc phạm vi chứng “khái thấu” và “đàm ẩm”. Theo YHCT, nguyên nhân gây bệnh bên ngoài chủ yếu do cảm thụ phải tà khí của lục dâm như ngoại cảm phong hàn, phong nhiệt. Những yếu tố này làm cho phế khí bị ngưng trệ, mất t...

Bài thuốc chữa bệnh goute

Bệnh goute (gút) là bệnh rối loạn chuyển hóa và tăng lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp. Theo Y học cổ truyền, bệnh gút gọi là “thống phong”, thuộc chứng tý. Nguyên nhân do phong, hàn và thấp làm ảnh hưởng đến công năng của can, thận và tỳ gây khí trệ huyết ứ và đàm trọc ách trở sinh bệnh. Sau đây là một số thuốc trị bệnh theo các thể: Thể phong thấp nhiệt: người bệnh đau khớp đột ngột, thường vào lúc nửa đêm, có khi phát sốt. Tại chỗ khớp: sưng nóng đỏ đau; lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng dày, mạch huyền sác. Phép chữa là thanh nhiệt trừ thấp, tiết trọc thông lạc. Dùng bài Thanh trọc thống tý thang: nhẫn đông đằng 30g, hoàng bá 15g, ý dĩ 24g, thổ phục linh 24g, huyền sâm 16g, đương quy 12g, một dược 10g, ngưu tất 12g, phòng kỷ 12g, tần giao 12g, thất diệp 24g. Sắc uống. Gút là bệnh rối loạn chuyển hoá và lắng đọng các tinh thể acid uric ở khớp. Đông y gọi là bệnh thống phong. Thể khí trệ trọc ứ: khớp sưng đau khiến người bệnh không đi lại được, hay tái phát, bệnh kéo dài dai dẳng,...

Ngũ vị và chiêm nghiệm cuộc đời

Người xưa tin rằng, ngũ hành tương sinh tương khắc, chuyển hóa qua lại, là nguồn gốc của sự vận động vũ trụ và bên trong con người. Chính vì thế, nếu dinh dưỡng cân bằng được ngũ vị, sẽ đảm bảo cơ thể khỏe mạnh, ngũ tạng được bồi bổ, sức khỏe dài lâu. Tác dụng của các vị Đông Y cho rằng, ngũ vị tương ứng với ngũ hành tạng phủ như sau: vị chua thuộc Mộc vào tạng Can, vị cay thuộc Kim vào tạng Phế, vị mặn thuộc Thủy vào tạng Thận, vị ngọt thuộc Thổ vào tạng Tỳ, vị đắng thuộc Hỏa vào tạng Tâm. Chuộng vị nào sẽ bổ cho tạng đó. Để đảm bảo cho các cơ quan được hoạt động tốt, người ta có thể “bổ” chúng bằng các vị. Mỗi cơ quan tương ứng với một vị. Bằng cách áp dụng tương sinh và tương khắc, ta có thể rút ra được: Vị mặn đi vào thận (hành thủy), nhưng mặn quá sẽ hại tim và ruột non (hành hỏa). Vị đắng đi vào tim (hành hỏa), nhưng đắng quá sẽ hại phổi và ruột già (hành kim). Vị cay đi vào phổi (hành kim), nhưng quá cay sẽ hại gan (hành mộc). Vị chua đi vào gan (hành mộc), nhưng chua quá sẽ làm...